Bay xuyên những tầng mây

Bay xuyên những tầng mây là một trong bộ ba cuốn tập hợp những bài viết hay nhất được tuyển chọn trong gần 500 bài được viết suốt 8 năm của chuyên mục       "Trò chuyện đầu tuần" trên báo Hoa Học Trò của tác giả Hà Nhân. Anh chính là nhà báo Lê Thanh Hà, phó Tổng biên tập báo Hoa Học Trò, Sinh viên Việt Nam. Bộ sách gồm 3 tập:

Xem thêm

Những tiếng vỗ cánh; Lặng lẽ Sa Pa; Sáng mai nào xế chiều nào

Những tiếng vỗ cánh : tập truyện và bút ký ; Lặng lẽ Sa Pa : truyện ngắn ; Sáng mai nào xế chiều nào : tập truyện là những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thành Long

Xem thêm

Cao điểm mùa hạ; Một chiều xa thành phố

Sự nghiệp văn chương của Lê Minh Khuê gắn với những thành công, thành tựu về truyện ngắn. Cho đến nay bà đã sở hữu 12 tập truyện ngắn, mỗi tập đánh dấu một bước đi vững chắc trong nghề văn: Những ngôi sao xa xôi (1973), Cao điểm mùa hạ (1978), Đoạn kết (1980), Một chiều xa thành phố (1986), Bi kịch nhỏ (1993), Lê Minh Khuê - Truyện ngắn (1994), Trong làn gió heo may (2000), Những dòng sông buổi chiều cơn mưa (2001), Màu xanh man trá (2005), Một mình qua đường (2007), Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (2008), Nhiệt đới gió mùa (2012).

Xem thêm

Ngô Tất Tố Nghiên cứu văn học

Phan Cự Đệ là một chuyên gia về Ngô Tất Tố, một nhà văn lớn, nhà báo xuất sắc trên văn đàn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Viết về Ngô Tất Tố, ông có những chuyên luận, tiểu luận đáng chú ý in trong các cuốn sách: Ngô Tất Tố (viết chung với Bạch Năng Thi, 1962), Ngô Tất Tố - tác phẩm (1975), Ngô Tất Tố (giáo trình Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập một, viết chung với Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung, 1988), Di sản báo chí Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (chủ biên, 2005)….

Xem thêm

Mầm sống (tập truyện); Cơn co giật của đất

Nhà văn Triệu Bôn sinh 18.1.1938, tên khai sinh: Lê Văn Sửu. Quê gốc: thôn Kim bôi, xã Đồng Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân từ nông dân, ông học trung học ở quê. Tham gia quân đội từ thời kỳ chống Pháp, ông từng là chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông làm giáo viên trong quân đội, rồi được điều về làm phóng viên báo Quân khu Việt Bác. Từ 1970, ông vào chiến trường, làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Sau 1975, về Hà Nội, ông là Trưởng ban biên tập văn xuôi của tạp chí Văn nghệ quân đội, rồi Trưởng ban biên tập báo Người Hà Nội, Tổng biên tập tạp chí Du lịch Việt Nam, chuyên viên cao cấp của Bộ Văn hóa thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội ngày 10.9.2003.

Xem thêm

Truyện bên bờ sông Hinh Tiểu thuyết

Nhà văn Y Điêng sinh năm 1928, tại buôn Thung, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Có thể nói ông là người viết văn xuôi đầu tiên của Tây Nguyên. Cả cuộc đời viết văn, Y Điêng chỉ viết về Tây Nguyên. Ông từng làm cán bộ công an trại giam tại Đắc Lắc, được đưa ra Việt Bắc học nghiệp vụ ở trường đào tạo thuộc Bộ Công an rồi về Hà Nội làm cảnh sát bảo vệ tại khu vực Cửa Nam. Năm 1958, ông học bổ túc văn hóa, tốt nghiệp, làm phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam

Xem thêm

Đất bằng (tập truyện); Đường về với mẹ chữ

Nhà văn Vi Hồng đã cho xuất bản 15 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 6 tập sách về sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân tộc Tày - Nùng, có gần 30 công trình nghiên cứu khoa học về sli lượn, dân ca, nghi lễ người Tày, Nùng Việt Bắc. Ông qua đời ngày 30 tháng 3 năm 1997, tại thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Xem thêm

Đất làng (tiểu thuyết); Hạt mùa sau

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú sinh ngày 25 tháng 12 năm 1942. Chị có các tác phẩm: Huệ (Tiểu thuyết, 1964); Người hậu phương (truyện ngắn, 1966); Đất làng (Tiểu thuyết, 1974); Buổi sáng (Tiểu thuyết, 1976); Ngõ cây bàng (Tiểu thuyết, 1980); Câu chuyện dưới tán lá rợp (truyện ngắn, 1982); Những dấu chân phía chân trời (truyện ngắn, 1983). Chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng cuộc sống gắn bó với nông thôn, sau này đi dạy học và làm báo chị lại càng có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn và gắn bó với nông thôn hơn nữa.

Xem thêm

Dòng sông phía trước (tiểu thuyết); Truyện ngắn Mai

Nhà văn Mai Ngữ tên thật là Mai Trung Rạng, quê ở làng Do Nha (Ro Nha), huyện An Dương, tỉnh Kiến An nay thuộc xã Tân Tiến, huyện An Dương, Hải Phòng. Ông là một nhà văn, nhà báo của ngành Quân đội nhân dân Việt Nam, phần lớn cuộc đời ông công tác trong quân đội. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Xem thêm

Những vẻ đẹp khác nhau Tập truyện ngắn

Nhà văn Xuân Cang, sinh ngày 25.12.1932, tên khai sinh là Nguyễn Xuân Cang. Quê gốc: xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Ông từng làm trong quân ngũ, làm liên lạc, thợ tiện, thợ: lò, trinh sát pháo binh, từng là Tổng biên tập báo Lao động, Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa V, VI, Chủ tịch Hội đồng văn học công nhân, Giám đốc NXB Lao động, Ủy viên Ban thư ký Hội nhà báo (khóa IV), Ủy viên BCH Hội nhà văn (khóa 4), Ủy viên Đảng ủy khối Dân vận TƯ (khóa III).

Xem thêm